Như Tuổi Trẻ phản ánh, trong loạt bài 8 kỳ vừa đăng, như tiêu đề của bài viết, xu hướng hiện nay rất nhiều người đã từ bỏ món khoái khẩu này và cho rằng chó mèo là bạn, chứ không phải thực phẩm.
Ăn con gì cũng được, nhưng con chó nó gần gũi với người, bảo vệ tài sản, trung thành với gia đình, dù bạn có đánh nó, thì nó vẫn vui vẻ vẫy đuôi dụi đầu về phía bạn, nỡ lòng nào lại thịt nó, đặc biệt do chính tay mình nuôi?"
Chó mèo được chăm sóc tại phòng khám thú y Amy Vet Center
Ý kiến bạn đọcTin
Dưới góc nhìn ẩm thực, bạn đọc Hà lý giải: "Một phần cũng chính vì xã hội hiện nay giao lưu mở cửa rộng rãi, thực phẩm nước ngoài hoặc các món ăn nấu theo phong cách các nước tràn ngập, ví dụ làn sóng đổ bộ của đồ nướng kiểu Đài Loan, lẩu kiểu Thái... đã khiến lu mờ dần các món ăn có phần dân dã truyền thống ngày nào".
Theo bạn đọc này: "Ngay cả các món dạng thịt chó giờ cũng có nhiều thay thế như dồi lợn nướng kiểu chó, giả cầy...".
Đồng tình với lý giải này, bạn đọc Nguyễn Duy Vương bộc bạch: "Lúc trước mình xem đây như là một món ăn khoái khẩu. Tuy nhiên, giờ mình đã bỏ hẳn từ năm 2010 đến nay và nhất định sẽ không bao giờ đụng đến nó nữa. Bởi vì bây giờ thức ăn đã phong phú hơn xưa rồi, và mình xem chúng như một người bạn trung thành với mình".
Còn bạn đọc Nguyễn Hoàng Anh: "Thôi. Tôi mong mọi người bỏ ăn thịt chó đi. Nhiều khi nhìn thấy đàn chó nhốt trong lồng sắt thấy cay cay sống mũi...".
Suy nghĩ tương tự, bạn đọc Lê Tâm viết: "Tôi cũng từng ăn thịt chó nhưng giờ tôi đã bỏ và nói người thân cũng nên bỏ. Chúng tôi không kiêng cữ tâm linh gì, mà chỉ nghĩ chó mèo là vật gần gũi, thân thiết và có ích với con người. Chỉ trừ khi chúng bị bệnh điên, chứ có bao giờ chúng phản chủ đâu".
Xâu chuỗi lại vấn đề, nhà nghiên cứu tâm linh và văn hóa Lê Thái Bình, người sáng lập Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt, nhận định: "Việc giảm dần số người ăn thịt chó và các quán bán thịt chó trong thời gian qua có thể phản ảnh sự thay đổi trong ý thức của người dân và xu hướng quốc tế về bảo vệ động vật".
Như đã đề cập, dù không ủng hộ việc giết thú cưng làm thịt, nhưng theo một số nhà nghiên cứu ẩm thực, cấm hẳn ăn thịt chó là một quyết định phức tạp.
Rất khoái ba cái 'thiên phóng sự' kiểu này của Tuổi Trẻ! Những bài viết vừa làm người đọc bỗng bình tâm, thoáng bàng hoàng nhớ lại một miền ký ức đã lìa xa; vừa khiến người đọc bâng khuâng, ngồi rồi thoáng nhớ lại một vùng quê hương nguồn cội. Cảm ơn Tuổi Trẻ và các tác giả!
Ý kiến bạn đọc Thu
Về ý này, anh Hồ Đắc Trường (giám khảo một số chương trình truyền hình ẩm thực) chia sẻ ở các nước phương Tây có luật lệ nghiêm ngặt về việc cấm ăn thịt chó. Tại Việt Nam, nhu cầu đã giảm nhiều. Tuy nhiên, việc giết mổ chó rất khó loại bỏ hoàn toàn, trừ khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng và các hiệp hội liên quan, chẳng hạn Hội Bảo vệ động vật...
Đồng ý với cách lý giải này, bạn đọc nick name V.T. bổ sung: "Khi chưa là luật, thì việc ăn hay không ăn là quyền mỗi người do họ thích hay không thích.
Riêng tôi không ăn. Vài chục năm trước có ăn nhưng tự nhiên không ăn được nữa, thế thôi. Nhìn con chó, con mèo nó quá gần gũi với mình, ăn thịt chúng thật không nỡ nào, và có phần... sợ sợ".
Trước đây thường xuyên ăn thịt chó, hiện sống ở Mỹ, bạn đọc Nguyễn Công Khanh chia sẻ: "Tôi bỏ ăn thịt chó vì luật pháp bang tôi ở nghiêm cấm việc giết chó để ăn thịt. Nếu vi phạm, họ bắt phạt rất nặng. Hơn nữa, cộng đồng người Mỹ nơi tôi ở hoàn toàn không ăn thịt chó, mà mình lại lén lút ăn thì còn ra gì. Thực phẩm thịt thà thì thiếu gì thứ để ăn mà phải lén lút, làm chuyện bị lên án, nghiêm cấm".
Không đợi đến khi cấm mới bỏ, bạn đọc Linh kêu gọi: "Bỏ đi bà con. Ăn thịt chó tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho sức khỏe, gout, đột quỵ, cao huyết áp… Cơ quan y tế đã nói nhiều rồi. Chưa kể rủi ro ngộ độc mãn tính khi cơ thể tích tụ chất độc lâu dài của chó bị đánh bả. Tác hại đến sức khỏe khôn lường".
Theo Tuổi Trẻ